Tuyển sinh lớp 10: Lưu ý quan trọng trước khi hết hạn đăng ký nguyện vọng
Sáng 21.2, giá vàng trong nước duy trì ở mức đỉnh. Cụ thể, vàng miếng được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào ở mức 90 triệu đồng, bán ra 92,3 triệu đồng như cuối ngày hôm qua. Các công ty kinh doanh khác như PNJ, Doji... hiện có giá bán vàng miếng ngang với Công ty SJC. Tổng cộng sau một ngày, mỗi lượng vàng miếng đã tăng 400.000 đồng và đây là mức cao nhất từ trước đến nay. Tương tự, vàng nhẫn cũng lên cao và vượt mặt cả vàng miếng. Chẳng hạn, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC tiếp tục được mua vào với giá 90 triệu đồng, bán ra 92,33 triệu đồng, tăng 400.000 đồng ở chiều mua và tăng gần 600.000 đồng ở chiều bán ra sau một ngày. Giá bán ra vàng nhẫn ngay tại SJC đã cao hơn cả vàng miếng - đây là điều hiếm khi xảy ra trên thị trường. Ngược lại, một số công ty khác lại bán vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng như Tập đoàn Doji mua vào 90,6 triệu đồng, bán ra 91,4 triệu đồng; Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) mua vào 90,4 triệu đồng, bán ra 92,2 triệu đồng...Giá vàng thế giới sau khi tăng lên kỷ lục xoay quanh 2.955 USD/ounce trong chiều qua nhưng sau đó giảm xuống còn 2.944,4 USD/ounce. Tuy nhiên, tính trong vòng 24 giờ qua, vàng thế giới cũng tăng thêm 4 USD/ounce. Nỗi lo về cuộc chiến thương mại toàn cầu gây ra bởi các mối đe dọa thuế quan của Tổng thống Donald Trump vẫn là nguyên nhân chính thúc đẩy dòng tiền chảy vào tài sản an toàn như vàng. Kể từ khi nhậm chức vào 20.1, ông Trump đã áp thuế 10% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc và áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. Ông cũng công bố áp thuế liên quan đến gỗ, ô tô, chất bán dẫn và dược phẩm trong tháng tới hoặc sớm hơn.Phát biểu trên CNBC, ông Peter Grant, Phó chủ tịch kiêm chiến lược gia kim loại cấp cao tại Zaner Metals, cho biết: “Căng thẳng thương mại đang diễn ra tiếp tục làm gia tăng lo ngại về lạm phát và tăng trưởng, do đó làm tăng nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng”...Tỷ giá vẫn 'căng'
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Du lịch khó, có phải chỉ do giá vé máy bay?
đình tuyên
Sau nhiều ngày giữ im lặng, trưa 12.3.2025, ê kíp luật sư mới của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chính thức lên tiếng về tình trạng sức khỏe của nam ca sĩ sau vụ tai nạn nghiêm trọng tại Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên đại diện pháp lý của nam ca sĩ công khai với truyền thông Việt Nam chi tiết đơn khiếu nại.Theo thông cáo từ Dhillon Law Group (tại Mỹ), Đàm Vĩnh Hưng hợp tác với công ty luật trong vụ kiện với Gerard Richard Williams III (là chồng ca sĩ hải ngoại Bích Tuyền, tên tiếng Anh là Tiffany) liên quan đến vụ tai nạn tại nhà của cặp đôi này vào năm 2024.Ông Matthew Hoesly, một luật sư của Dhillon Law Group, cho biết đây vừa là vinh dự vừa là đặc ân khi được đại diện cho Đàm Vĩnh Hưng trong vụ án thương tích đáng tiếc nhưng tàn khốc này.Luật sư này cho biết mình mong muốn được đại diện mạnh mẽ cho quyền lợi của Đàm Vĩnh Hưng trong hành trình đòi công lý chống lại bị cáo và tất cả các bên có trách nhiệm, phát sinh từ sự cẩu thả của họ trong vấn đề này.Phía luật sư của Đàm Vĩnh Hưng cho biết chấn thương từ vụ tai nạn tại nhà của vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền đã ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng biểu diễn và tiếp tục sự nghiệp của nam ca sĩ "ở mức độ mà người hâm mộ mong đợi". Nhóm luật sư nam ca sĩ đang tìm kiếm khoản bồi thường thiệt hại tương xứng, bù đắp cho chi phí y tế, thu nhập bị mất và nỗi đau khổ, sự mất mát mà nghệ sĩ này phải chịu.
Ngược với Thần Tài, vị Thần Nghèo trên thế gian này là ai?
Sáng nay (ngày 9.1), ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất - thương mại Phước Thành IV ở Vĩnh Long, cho biết: Trong liên tiếp 2 ngày nay, giá lúa gạo nội địa tăng mạnh trở lại. Ngày hôm qua, giá gạo lứt (gạo nguyên liệu) tăng bình quân 300 đồng và sáng nay tăng thêm 500 đồng/kg. Tương tự, lúa tươi trong dân cũng tăng khoảng 1.000 đồng/kg, cụ thể, lúa thường giống IR 50404 tăng từ 5.400 - 5.500 đồng lên 6.400 - 6.500 đồng/kg, còn các giống lúa thơm từ 6.200 nay tăng lên khoảng 7.000 đồng/kg.Một số doanh nghiệp ở ĐBSCL cũng xác nhận giá lúa gạo tăng mạnh trở lại. Ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), nói: Hôm nay, giá gạo xuất khẩu tăng bình quân từ 20 - 30 USD/tấn tùy loại, đặc biệt các loại gạo thơm chất lượng cao như OM5451 và ĐT8. Trong khi thị trường Philippines vẫn còn nghỉ Tết Dương lịch thì các doanh nghiệp Trung Quốc tranh thủ mua vào để phục vụ Tết Nguyên đán, bên cạnh đó thị trường các nước châu Phi cũng tăng mua. Các doanh nghiệp giải thích, trong nước sau giai đoạn giảm sâu họ nắm bắt cơ hội để mua vào, giảm áp lực cho người nông dân. Tương tự, sau đợt nghỉ Tết Dương lịch các nhà nhập khẩu gạo cũng bắt đầu quay lại thị trường tranh thủ cơ hội giá tốt. Nhờ nhiều yếu tố tích cực xuất hiện nên thị trường khởi sắc trở lại.Trước đó, ngày 7.1, trong cuộc họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Công thương, liên quan đến giá lúa gạo giảm mạnh, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, doanh nghiệp và người dân cần trợ lực từ nhiều bên. Cụ thể, ngân hàng hỗ trợ vay vốn để tăng cường mua gạo tích trữ nhân lúc giá đang xuống thấp, giúp bình ổn thị trường trong nước. Bên cạnh đó, ngành tài chính nhanh chóng hoàn tất thủ tục hoàn thuế VAT để doanh nghiệp có điều kiện xoay vòng vốn.Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt tới 9,18 triệu tấn, kim ngạch 5,75 tỉ USD; tăng 12% về lượng và 23% về giá trị so với năm 2023. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 627 USD/tấn, tăng 9% so với năm 2023.